Quy trình viết bài mẫu kịch bản quảng cáo chuẩn nhất 2022
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
Quy trình viết bài mẫu kịch bản quảng cáo ở năm 2022 có những điểm khác biệt mà biên kịch cần lưu ý để áp dụng vào quy tình sản xuất của mình.
Bởi kịch bản là “xương sống” của mỗi thước phim, do đó, chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến sự thất bại của TVC. Như vậy, việc áp dụng đầy đủ nhưng linh hoạt các nguyên tắc và các bước làm việc không phải vô ích. Vậy tại sao lại nói quy trình này quan trọng? Tham khảo bài viết bên dưới để có câu trả lời chính xác nhất.
Bài mẫu kịch bản quảng cáo ở năm 2022
Kịch bản quảng cáo sản phẩm là gì ?
Kịch bản quảng cáo sản phẩm hay TVC là cách tốt nhất để doanh nghiệp kể một câu chuyện thật lôi cuốn và hấp dẫn về sản phẩm trong một thời gian ngắn. Trong đó, nội dung quảng cáo được xem như một bản coppy về công dụng, đặc tính, điểm ưu Việt của sản phẩm. Tất cả nội dung này được thể hiện một cách khác biệt để thu hút khán giả và thúc đẩy họ tiến tới hành động mua hàng.
Một phim quảng cáo thường có thời lượng từ 15-30s và nó phụ thuộc vào kịch bản. Vì thế, một kịch bản chuẩn cần ngắn gọn, xúc tích mà vẫn phải đảm bảo đầy đủ thông tin cần truyền tải.
Vậy làm thế nào để có được ý tưởng hoàn hảo cho một kịch bản? Tham khảo cách lên ý tưởng được Việt Producer đúc kết bên dưới.
Cách lên ý tưởng cho kịch bản quảng cáo
Tìm hiểu “insight” của đối tượng mục tiêu
Một kịch bản quảng cáo cho sản phẩm hay phải thấu hiểu và giải quyết được insight của đối tượng khách hàng mục tiêu. Biên kịch cần hiểu rõ TVC này dành cho ai? Suy nghĩ chung của họ là gì?… Nói đơn giản thì đây là những suy nghĩ và mong muốn bên trong khách hàng, nó có thể ảnh hưởng lớn tới quyết định mua hàng.
Khi đã có ý tưởng kịch bản thì bạn cần dự tính toán xem liệu sau khi xem xong phim quảng cáo này, họ có thấy được bản thân họ đã xuất hiện trong đó, những rắc rối nhân vật gặp phải cũng chính là câu chuyện hằng ngày họ phải trải qua nhưng chưa được tháo gỡ. Như vậy, khán giả sẽ cảm thấy sản phẩm, dịch dụ của bạn thực sự phù hợp để gỡ được vướng mắc và đáp ứng nhu cầu của họ và tiến tới hành động tìm hiểu, mua hàng.
Để thực hiện được tất cả những điều trên thì biên kịch cần phải là người có sự hiểu biết và kiến thức đủ sâu rộng, biết cách đưa ra và giải quyết vấn đề một cách thuận lợi. Cũng từ đây, xây dựng được nội dung thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu và tiếp cận được nhiều người xem.
Sau khi tìm ra insight thì tiếp theo, chúng ta sẽ đi đến bước lên ý tưởng cho insight đó.
Lên ý tưởng phù hợp với insight
Nhiều người đang bị nhầm lẫn giữa việc lên ý tưởng và tìm insight. Những ý tưởng sáng tạo thường là yếu tố sống còn cho một kịch bản. Tuy nhiên, sẽ rất vô nghĩa nếu nó không đánh đúng tâm lý của khách hàng. Như vậy thì hiệu quả truyền thông sẽ không có. Vì vậy, sau khi nắm được insight thì quá trình “brainstorm” mới thực sự bắt đầu.
Xây dựng câu chuyện dựa trên ý tưởng
Sau khi đã có ý tưởng phù hợp với “customer insight”, hãy dựa vào kịch bản quảng cáo mẫu và tạo ra một câu chuyện dựa trên ý tưởng đã có. Đây là bước rất quan trọng bởi bạn sẽ phải khai thác ý tưởng sâu hơn, thêm nhiều chi tiết hơn để truyền tải đầy đủ thông điệp truyền thông cho sản phẩm. Câu chuyện cần phải có mở đầu, diễn biến cao trào và gỡ rối rồi đi đến hồi kết. Lưu ý rằng, câu chuyện cần phải gần gũi, phù hợp với đối tượng được hướng tới nhưng không được xa rời ý tưởng ban đầu.
Khi đã có được ý tưởng, câu chuyện thì biên kịch tiến hành xây dựng và hoàn thiện kịch bản chi tiết cho phim quảng cáo.
Xây dựng kịch bản quảng cáo
Bước lên kịch bản có vai trò quan trọng đối với toàn bộ quy trình bởi nó liên quan trực tiếp tới khâu sản xuất và hậu kỳ. Bằng kịch bản này, đội ngũ sản xuất sẽ tiến hành phân chia cảnh, lựa chọn diễn viên, sắp xếp thiết bị, tạo hình nhân vật,… Tất cả đều sẽ ảnh hưởng đến yếu tố truyền tải thông điệp cho quảng cáo.
Thông thường, bài mẫu kịch bản quảng cáo chuẩn sẽ bao gồm các yếu tố như sau:
- Cảnh
- Lời bình
- Lời thoại
- Text
- Âm thanh
- Mô tả
Khi dựa vào các yếu tố này, biên kịch có thể dựa vào 1 số kịch bản quảng cáo hay đã từng xuất hiện trên các nền tảng quảng cáo hoặc trên tivi để tham khảo.
Tuy nhiên, không phải chỉ có những bước đơn giản như trên là có thể tạo ra một kịch bản tốt. Trong quá trình thực hiện, bạn không nên bỏ qua những lưu ý bên dưới nếu như muốn có một sản phẩm ưng ý.
Những lưu ý để có một kịch bản quảng cáo chất lượng
Xem lại sứ mệnh của công ty
Mọi sản phẩm của doanh nghiệp đều thể hiện vân hóa và góp phần thực hiện sứ mệnh mà họ đề ra. Các phim quảng cáo cũng không ngoại lệ. Do đó, hãy đảm bảo nội dung truyền tải trong mẫu kịch bản quảng cáo không làm sai lệch hoặc đi ngược lại với mục đích hoạt động của họ.
Mục đích của việc quay TVC là để giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp nào đó. Chính vì thế mà mục tiêu hàng đầu trong khâu sáng tạo kịch bản là thông qua hình ảnh để đưa đúng, đủ và chính xác những gì họ muốn gửi tới đối tác, khách hàng. Chỉ khi đó họ mới tiếp cận được khách hàng tiềm năng và củng cố niềm tin ở khách hàng hiện tại.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh không ai khác ngoài những cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ, sản phẩm tương tự doanh nghiệp muốn làm TVC tới cùng “tệp” khách hàng. Hãy theo dõi cách làm, thông điệp của họ đưa ra và xem phản ứng từ khán giả. Khi đó, chúng ta sẽ có được định hướng rõ ràng hơn để tạo ra sự khác biệt và gây chú ý với công chúng của mình.
Nói chuyện với khán giả của bạn
Một kịch bản hay không nằm ở việc xây dựng cốt truyện gay cấn mà là kịch bản nói về về sản phẩm, dịch vụ đến được đúng người cần. Đừng quên rằng, quảng cáo là dành cho khách hàng, hãy nói những gì khách hàng thích nghe, đừng nói những gì bạn muốn nói.
Ngoài ra, khi lên kịch bản, cần sử dụng những ngôn ngữ thân thiện với khán giả khiến họ hiểu được và thậm chí là thích được nghe, muốn nghe lại nhiều lần. Nếu đang làm quảng cáo sản phẩm cho trẻ em thì nên tập trung vào tình yêu thương của cha mẹ với con cái. Hoặc cách tốt nhất cho các sản phẩm dược lại là nhấn mạnh vào nỗi đau, lo lắng khi nhân vật bị bệnh.
Như vậy, giọng điệu và các yếu tố cảm xúc được coi là nền tảng giúp thúc đẩy hành động của người tiêu dùng.
Kêu gọi hành động
Đây là phần then chốt không thể thiếu trong bất kỳ một quảng cáo nào. Khi kịch bản không có phần này thì khán giả sẽ không thể biết bạn muốn gì từ họ, đồng nghĩa với việc quảng cáo của bạn là vô ích. Vì thế, hãy tạo ra những lời kêu gọi hành động thiết thực, cấp bách để kích thích hành động của khán giả. Tuy nhiên, đừng quá sa đà khiến khán giả thấy khó chịu và tạo ra ác cảm với sản phẩm.
Tóm lại, hãy tận dụng kinh nghiệm của mình cùng với một quy trình cụ thể để tránh gây ra thiếu sót cho kịch bản. Nếu mới vào nghề thì bạn có thể áp dụng đúng theo trình tự này để không bị rối ở bất kỳ giai đoạn nào.
Bài mẫu kịch bản quảng cáo hoàn chỉnh sẽ góp phần tạo dựng và sản xuất TVC chuyên nghiệp. Từ đó có thể tạo ra giá trị chuyển đổi giá trị. Mong rằng bài viết đã mang lại kiến thức bổ ích cho bạn đọc về lĩnh vực này.
Phá vỡ lối mòn trong quảng cáo của các sản phẩm thực phẩm chức năng, TVC quảng cáo sản phẩm Xương khớp Nibifa mang đến một câu chuyện của chính khách hàng mục tiêu. Thông qua lối kể chuyện mang đầy tính nghệ thuật kết hợp với công nghệ 3D/VFX, tiết tấu nhanh, lôi cuốn. Câu chuyện của nhân vật nữ là huấn luyện viên khiêu vũ đã mang tới một thông điệp ý nghĩa: “𝙑𝙞𝒆̣̂𝙘 đ𝒂̉𝙢 𝙗𝒂̉𝙤 𝙨𝒖̛́𝙘 𝙠𝙝𝒐̉𝙚 𝙭𝒖̛𝒐̛𝙣𝙜 𝙠𝙝𝒐̛́𝙥 𝙠𝙝𝒐̂𝙣𝙜 𝙘𝙝𝒊̉ đ𝒆̂̉ 𝙩𝒂̣̂𝙣 𝙝𝒖̛𝒐̛̉𝙣𝙜 𝙩𝙧𝒐̣𝙣 𝙫𝒆̣𝙣 𝙘𝙪𝒐̣̂𝙘 𝙨𝒐̂́𝙣𝙜, 𝙢𝒂̀ 𝙘𝒐̀𝙣 𝙡𝒂̀ 𝙘𝒂́𝙘𝙝 𝙨𝒐̂́𝙣𝙜 𝙡𝒂̣𝙞 𝙫𝒐̛́𝙞 đ𝙖𝙢 𝙢𝒆̂ 𝒐̛̉ đ𝒐̣̂𝙞 𝙩𝙪𝒐̂̉𝙞 𝙩𝒖̛́ 𝙩𝙪𝒂̂̀𝙣. 𝙂𝙞𝒖́𝙥 𝙗𝒂̣𝙣 𝙩𝙧𝒐̛̉ 𝙣𝒆̂𝙣 𝙩𝙧𝒆̉ 𝙩𝙧𝙪𝙣𝙜 𝙝𝒐̛𝙣 𝙩𝙝𝙚𝙤 𝙢𝒐̣̂𝙩 𝙘𝒂́𝙘𝙝 𝙠𝙝𝒂́𝙘, 𝙘𝒐́ 𝙨𝒖̛́𝙘 𝙝𝒖́𝙩 đ𝒂̣̆𝙘 𝙗𝙞𝒆̣̂𝙩 𝙩𝙧𝙤𝙣𝙜 𝙢𝒂̆́𝙩 𝙢𝒐̣𝙞 𝙣𝙜𝒖̛𝒐̛̀𝙞.” Từ câu chuyện của nhân vật, khéo léo cài cắm hình ảnh sản phẩm và những thay đổi của sức khỏe của cô khi có sự hỗ trợ của sản phẩm Viên khớp Nibifa. Việt Producer mang đến nhữ
Việt Producer - chủ sở hữu website vietproducer.com. Với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực quay dựng phim. Các sản phẩm của chúng tôi bao gồm: Sản xuất phim doanh nghiệp Quay TVC Dựng Motion Graphics Animation Kỹ xảo VFX Bumper ads ... Với sứ mệnh hội tụ nhân tài trẻ, những thế hệ yêu thích sự sáng tạo. Để tạo ra những sản phẩm, nội dung sáng tạo. Và tạo ra trải nghiệm thú vị theo xu hướng của người dùng, hướng tới cho khách hàng. Trải qua nhiều năm hoạt động, Việt Producer đang dần khẳng định vị trí hàng đầu trong lĩnh vực quay dựng phim tại Việt Nam. https://medium.com/@vietproducer.com/l%C3%A0m-phim-gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u-doanh-nghi%E1%BB%87p-ch%E1%BA%A5t-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-4k-315d6b494e07 https://vietproducer.com/dung-video-motion-graphics/ https://vietproducer.com/ky-xao-vfx/ https://vietproducer.tumblr.com/ https://www.youtube.com/channel/UC5UYNII6hEI9wOi5uURUu-g https://www.quora.com/profile/Vi%E1%BB%87t-Producer https://vietproducer.o
Animation là một yếu tố không thể thiếu trong mọi loại game hiện nay. Animation sẽ giúp lập trình viên diễn tả hành động của các nhân vật một cách chân thực và sống động nhất. Trong bài viết này, Vietproducer sẽ hướng dẫn làm Animation trong Unity một cách đơn giản cho bạn. Đầu tiên các bạn hãy tạo một project Unity mới, chọn 2D cho nhẹ nhé! Tiếp theo hãy thêm các ảnh của nhân vật vào Project với các trạng thái như trên. Bước sau đó là tạo ra một đối tượng Sprite 2D như sau, ở bước này bạn hãy đặt tên nó là Player: Tiếp theo, tạo ra các animation tương ứng với từng trạng thái đã nêu ở trên. Trước tiên là trạng thái đi bộ, hãy mở view animation lên: Tiếp theo, chọn đối tượng Player mình vừa tạo => nhấn vào create ở mục view Animation. Sau đó bạn đặt tên animation là Wall và để nó vào thư mục Animations ở trong Asset. Tiếp theo bạn kéo những hình ảnh tương ứng với hành động Walk từ Asset vào Animation như hình dưới đây: Ở đây, bạn có thể để giá trị samples là 20 để hành động
Nhận xét
Đăng nhận xét